Vì sao TBT Tô Lâm có thể sẽ không còn kiêm chức Chủ tịch tịch nước nữa?

Tại Hội nghị Trung ương vừa qua, ông Tô Lâm không đạt được mục tiêu trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước theo mô hình “nhất thể hóa”.

Trước đó, nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt mục tiêu phải đạt được “nhất thể hoá” như Trung Quốc, để nắm quyền lực tuyệt đối như ông Tập. Đây là mong muốn cao nhất của Đại tướng, cựu Bộ trưởng Bộ Công an.

Dư luận đồn đoán, trong thời gian tới, Tô Lâm có thể sẽ phải bàn giao chức Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư. Bởi chức vụ Chủ tịch nước không thể được bố trí cho một Tướng Công an, để đảm bảo sự phân chia quyền lực giữa Công an và Quân đội.

Theo quy định của Hiến pháp, việc ông Tô Lâm là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, là vấn đề phụ thuộc vào thẩm quyền của Quốc hội. Hơn nữa, theo kết luận của Bộ Chính trị số 35-KL/TW, ngày 5/5/2022, quy định: “Chức danh lãnh đạo “chủ chốt” của Đảng và Nhà nước không có vị trí “Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước”.

Theo giới phân tích quốc tế, giới lãnh đạo Việt Nam từng thảo luận về việc tập trung quyền lực, bằng cách nhất thể hóa 2 vị trí Chủ tịch nước và Tổng Bí thư. Tuy nhiên, quy định trong Đảng, từ lâu đã có sự đồng thuận, là cần phải duy trì sự ổn định bằng một hệ thống phân chia quyền lực. Đây là cơ chế có thể giúp ngăn chặn sự trỗi dậy của một lãnh đạo, thâu tóm toàn bộ quyền lực, để trở thành một nhân vật “độc đoán” tương tự cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là, tại sao ông Tô Lâm vẫn quyết định họp gấp ngày 3/8, ngay sau khi Bộ Chính trị ra Nghị quyết về triệu tập Hội nghị Trung ương “bất thường” ngày 2/8?

Phải chăng, ông Tô Lâm quá tự tin, bởi kể từ ngày 20/5, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, rồi chỉ 2 tuần sau khi Tổng Trọng qua đời, ông đã trở thành Tổng Bí thư, mà không vấp phải bất kỳ sự cố đáng kể nào.

Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ trong 73 ngày, đã giành được 2 trong 4 ghế quyền lực nhất của “Tứ trụ”.

Trước đó, năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đưa ra đề nghị, Tổng Bí thư có thể kiêm nhiệm Chủ tịch nước, để có toàn quyền trong công tác đối nội và đối ngoại. Khi đó, Tổng Trọng lập tức bác bỏ việc hợp nhất, với lý do, nếu để một lãnh đạo nắm quá nhiều quyền lực, thì sẽ không có khả năng kiểm soát. Nhưng đến năm 2019, ông Trọng lại trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước trong gần 3 năm, từ 2019 đến 2021.

Điều đó cho thấy, khác với Tổng Trọng, ông Tô Lâm chưa đủ uy tín trong Đảng. Dù Tô Lâm được Ban Chấp hành Trung ương “suy tôn” là tân Tổng Bí thư, với số phiếu ủng hộ 100%, nhưng vẫn không đạt được mục tiêu cao nhất của mình, là trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước theo mô hình hình nhất thể hóa.

Giới phân tích khẳng định, việc duy trì nguyên tắc, hay cơ chế thiết lập một trạng thái “cân bằng quyền lực” trong nội bộ Đảng và chính quyền, là chính sách xuyên suốt của Đảng. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Quốc hội, cùng nhau “tồn tại trong hòa bình”, để cùng quản trị đất nước. Việc tập trung quyền lực vào một nhóm hay một cá nhân bị hạn chế, để tránh sự lạm quyền dẫn đến độc đoán.

Ngày 2/8, nguồn tin nội bộ tiết lộ, có 13/14 uỷ viên Bộ Chính trị bảo lưu ý kiến rằng, cần phải tách 2 trung tâm quyền lực, giữa cơ quan Đảng và cơ quan của Nhà nước. Nghĩa là, chức danh Tổng Bí thư phải tách bạch với Chủ tịch nước, không nên “nhất thể hóa”.

Tô Tổng Chủ được cho là có quyền lực vô đối, có thể khuynh loát tất cả, để đạt được mục tiêu nắm quyền lực tột đỉnh. Nhưng với diễn biến gần đây, theo giới phân tích, Tô Tổng sẽ phải mất thời gian hơn, để đạt mục tiêu nắm được quyền lực tối cao giống như Tổng Trọng.

 

Trà My – Thoibao.de