Vì sao Tô Tổng bị đánh giá không đủ phẩm chất đạo đức và tư cách để làm Tổng Bí thư?

Khác với Tổng Trọng, người được cho là bảo thủ, Tô Lâm được đánh giá là một người có năng lực và thực dụng. Ông không mấy quan tâm tới vấn đề học thuyết và Chủ nghĩa Cộng sản.

Bài viết đầu tiên của Đại tướng Tô Lâm, trên cương vị Tổng Bí thư, với tiêu đề “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đã khiến công luận hết hy vọng, ông sẽ mang lại một sự thay đổi mang tính bước ngoặt, cho sự phát triển của Việt Nam.

Ngày 3/8, tại Hội nghị Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết bầu Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư, cho đến khi Đại hội 13 kết thúc, với tỷ lệ phiếu ủng hộ “tuyệt đối” 100%.

Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế vẫn khẳng định, đây là một sự bất thường, vì trước đó, Bộ trưởng Công an Tô Lâm bị đánh giá là không đủ tư cách và phẩm chất đạo đức, để đảm trách cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dựa trên “những dấu ấn” mà ông Tô Lâm để lại, trên cương vị Bộ trưởng Công an, cho thấy, ông là người đóng vai trò chính trong nhiều vụ việc quan trọng, liên quan tới vấn đề an ninh chính trị của Việt Nam.

Trong 8 năm ông Tô Lâm đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Công an, từ năm 2016 – đến 2024, phong trào vận động dân chủ, phản biện xã hội ở Việt Nam đã bị dập tắt không thương tiếc. Nhiều nhà hoạt động dân chủ và môi trường bị bắt, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ được cấp phép cũng bị siết chặt.

Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Tô Lâm, đã xây dựng và thông qua Luật An ninh mạng vào năm 2018, là điển hình cho vấn đề bóp nghẹt tự do ngôn luận, và quyền biểu đạt của công dân.

Từ khi trở thành Bộ trưởng Bộ Công an sau Đại hội 12, ông Tô Lâm đã để lại rất nhiều tai tiếng, kể cả đối ngoại lẫn đối nội.

Cụ thể:

  1. Ông Tô Lâm bị cáo buộc là người chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một người đang xin tị nạn tại Đức, vào tháng 7/2017. Chính quyền Đức khẳng định, ông Thanh bị lực lượng An ninh Việt Nam bắt cóc. Theo cáo buộc của nhà nước Slovakia, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm đã sử dụng một chuyến công tác tới Slovakia, để chỉ đạo vụ bắt cóc đầy tai tiếng này.
  2. Một sự kiện tai tiếng ở trong nước, đó là vụ tranh chấp đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đầu năm 2020. Thay vì sử dụng luật dân sự để giải quyết tranh chấp đất đai, thì Bộ trưởng Tô Lâm sử dụng lực lượng hơn 3.000 Cảnh sát Cơ động, thực hiện cuộc đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, vào rạng sáng ngày 9/1/2020.

Sự kiện này dẫn tới 4 người chết, bao gồm ông Lê Đình Kình – 84 tuổi, và 3 sĩ quan công an tham gia vụ tấn công.

Phiên tòa xét xử vụ án sau đó, đã có 2 bản án tử hình cho các bị cáo, là người thân của ông Lê Đình Kình, khiến công luận trong và ngoài nước phẫn nộ.

  1. Ông Tô Lâm tham gia vào bữa tiệc “thịt bò dát vàng”, tại thủ đô London, Anh Quốc, vào đầu tháng 11/2021, khiến dư luận xôn xao. Đây là một bữa tiệc đắt đỏ, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 đang hoành hành dữ dội, người dân ở Việt Nam đang cực kỳ khốn khó.

Trên mạng xã hội có thông tin cho biết, ông Tô Lâm thích uống rượu Macallan 50, có giá lên tới 37 ngàn USD, tương đương một bữa tiệc “thịt bò dát vàng”.

Cho nên “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng đã từng lẩy Kiều, để mỉa mai Bộ trưởng Tô Lâm, “Cấp trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào”.

Chưa hết, ông Tô Lâm là công chức nhà nước, với mức lương không quá 600 USD mỗi tháng, vậy mà, các con đều du học tại Anh Quốc, với học phí hơn 100.000 USD/năm.

Những sự kiện tai tiếng trong thời gian Tô Lâm nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, cho thấy, lý do vì sao truyền thông quốc tế, cũng như giới chức lãnh đạo cấp cao của Đảng, nghi ngờ về phẩm chất đạo đức của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm.

 

Trà My – Thoibao.de