Đặng Quốc Khánh vừa rụng, Hồ Đức Phớc lên thớt. T. Lâm thanh trừng mạnh phe Nghệ – Tĩnh!

Ngay khi vừa lên Tổng Bí thư, Tô Lâm đã cho trảm ngay 4 uỷ viên Trung ương Đảng, trong đó có 1 người gốc Hà Tĩnh.

Việc Đặng Quốc Khánh bị trảm, cho thấy, nhóm Hà Tĩnh đang bị Tô Lâm nhắm đến. Chưa tỉa được cây cổ thụ Trần Cẩm Tú, thì tỉa cấp Trung ương Đảng.

Hiện nay, nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh đều có đến hàng chục uỷ viên Trung ương Đảng, và mỗi nhóm có 2 uỷ viên Bộ Chính trị. Đây chính là 2 nhóm khiến Tô Lâm e ngại khả năng lấn át nhóm Hưng Yên. Nếu không tỉa sớm, để 2 nhóm này có thời gian bắt tay nhau, cùng đối phó nhóm Hưng Yên, thì Tô Lâm sẽ vất vả về sau.

Nguồn tin nội bộ cho thoibao.de biết, Hồ Đức Phớc – Bộ trưởng Bộ Tài chính, cũng là đối tượng mà Tô Lâm nhắm đến. Có lẽ, trong thời gian tới, ông Phớc sẽ phải rời vũ đài chính trị.

Ông Hồ Đức Phớc là người gốc Nghệ An, được Vương Đình Huệ dìu dắt lên làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cả Hồ Đức Phớc và Vương Đình Huệ đều là dân tài chính. Ông Phớc còn đang ôm tham vọng vào Bộ Chính trị ở nhiệm kỳ sau.

Thông thường, một ủy viên Trung ương Đảng nắm chức bí thư tỉnh uỷ, được điều động về Trung ương làm Bộ trưởng, là những người được cơ cấu lên tầng cao hơn. Nhóm Hà Tĩnh có Trần Hồng Hà và Đặng Quốc Khánh là thành viên Chính phủ, xem như, đây là 2 người có khả năng vào Bộ Chính trị. Nhóm Nghệ An có Hồ Đức Phớc và Phạm Thị Thanh Trà, cũng là thành viên Chính phủ, và cũng muốn vận động để vào Bộ Chính trị.

Với nhóm Hà Tĩnh, Đặng Quốc Khánh đã bị đánh rụng, và Trần Hồng Hà bị đưa vào tầm ngắm. Với nhóm Nghệ An, thì Hồ Đức Phớc bị đưa vào tầm ngắm. Nếu ông Phớc rụng, thì bà Trà cũng phải chuẩn bị tinh thần, đối phó với tình huống xấu nhất là bị Tô Lâm hạ bệ.

Đánh gục một ủy viên Bộ Chính trị khó hơn là đánh hạ bệ một uỷ viên Trung ương Đảng. Nếu tính đường xa, Tô Lâm cần phải hạ gục những uỷ viên Trung ương Đảng gốc Nghệ An và Hà Tĩnh mà có khả năng vào được Bộ Chính, như vậy, Tô Lâm sẽ đỡ vất vả về sau.

Kế hoạch hoàn hảo sẽ là, vừa chuẩn bị hồ sơ để đánh gục các uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời, vừa đánh gục các uỷ viên Trung ương Đảng có khả năng vào Bộ Chính trị. Nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay quá đông, nếu không triệt hạ sớm, thì 2 nhóm này có nguy cơ trỗi dậy. Và tất nhiên, nếu 2 nhóm này giành được lợi thế trên chính trường, thì nhóm chịu thiệt hại nặng nhất là nhóm Hưng Yên của Tô Lâm.

Nếu chặn được hầu hết nhóm uỷ viên Trung ương Đảng, và hạ nốt các uỷ viên Bộ Chính trị của nhóm Nghệ An và Hà Tĩnh, thì Trung ương Đảng và Bộ Chính trị sẽ có rất nhiều chỗ trống. Khi đó, cơ hội để nhóm Hưng Yên thay thế vào chỗ trống là rất lớn.

Nội bộ Đảng Cộng sản lâu nay vẫn sử dụng luật rừng, thắng làm vua thua làm giặc. Lúc trước, nhóm Hưng Yên không tên không tuổi, nên không gây chú ý. Cũng nhờ vậy, nhóm này mới có cơ hội ẩn mình, nuôi quân và làm đảo chính mềm.

Tuy nhiên, nhóm Hưng Yên giờ đây đã không còn là nhóm vô danh như trước, mà đã trở thành nhóm mạnh nhất trong Trung ương Đảng. Đây là lúc mà nhóm này có thể mở rộng sự ảnh hưởng, và nâng đỡ những thành viên gốc Hưng Yên vào Trung ương Đảng, và vào cả Bộ Chính trị.

Nếu để tuột mất cơ hội này, thì nhóm Hưng Yên sẽ mãi mãi không còn cơ hội ngóc đầu. Bởi một khi Tô Lâm bị hạ, thì nhóm Hưng Yên cũng sẽ bị thanh trừng mạnh mẽ.

Thời của Tô Lâm cũng là thời của nhóm Hưng Yên. Nếu không biến bản thân thành kẻ có sức mạnh tuyệt đối, để đè bẹp các nhóm khác, thì nhóm Hưng Yên sẽ không còn cơ hội nào khác.

 

Thái Hà – Thoibao.de